Chợ cóc mọc ngay trước cổng ký túc xá nhà trường. Thấy Hùng lượn đi lượn
lại mấy vòng trước dãy hàng thịt, một cô gái xinh xắn ngồi cạnh bà béo
mập ú liền đánh tiếng:
Anh gì ơi, thịt mông em ngon lắm, làm một miếng đi. Em bán rẻ cho.
Không hiểu cô gái trêu đùa hay là giọng chợ búa nó vậy nhưng Hùng cũng ngượng chín mặt, cậu lẩm bẩm “Đúng là đồ..” rồi rẽ vội sang hàng cá.
Đỗ Đại học Quốc gia Hà Nội, làm sinh viên Văn khoa, Hùng đang mơ mộng lắm. Từ nhà quê ra Thủ đô học hành, nhìn mấy em chân dài chưng diện khiến Hùng mê mẩn. Tối đến Hùng khom người trên chiếc giường tầng để làm thơ tặng các nàng Kiều. Nhưng hỡi ôi... có cô còn bảo chàng: “Rõ là đồ hâm hấp, thơ với chả thẩn”, rồi leo lên xế hộp của gã giám đốc già phóng vèo đi.
Thất tình, hết tiền, Hùng cô đơn và chán ngán. May mà em hàng thịt - có cái tên mỹ miều là Mai Hoa đã si mê dáng vẻ thư sinh của Hùng. Nàng cho Hùng mua thịt chịu đến cuối tháng mới phải trả. Thỉnh thoảng nàng còn giúi vào tay chàng quả tim lợn nóng hổi..
Thoạt đầu, Hùng còn e ngại, sợ mình dính bả vật chất của tầng lớp hạ lưu. Dần dà, Hùng quen với việc Mai Hoa mời đến nhà bao ăn. Đúng là, tình yêu của người đàn ông thông qua cái dạ dày. Hùng chặc lưỡi “Ừ, nàng tuy bán thịt lợn nhưng còn xinh hơn hơn mấy em Ét vê đeo kính cận dày như đít chai”. Hùng yêu Hoa Mai như một sự hàm ơn. Cho nên con tim của chàng không phát tiết được những câu thơ có cánh để tặng nàng vào ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Hùng cố rặn ra thơ để chiều nàng thì cũng hóc, khó mà thi vị hóa cái nghề… dao pha
Cái gì đến sẽ rồi ắt đến. Mai Hoa đã cuồng nhiệt dâng hiến chàng thân thể nõn nà của nàng trong một nhà nghỉ ở Phùng Khoang. Lần đầu tiên trong đời Hùng được lột xác từ gã trai tân thành người đàn ông. Chàng sung sướng, mãn nguyện trong giây lát rồi trở về với thực tại. Rõ là nàng đã sành sỏi, không còn trinh trắng nữa. Bấc giác, Hùng lại nhớ đến câu triết lý của một nhà văn phương Tây theo chủ nghĩa hiện sinh: “Sau cơn giao hoan, mọi vật đều buồn.”.
Thấy Hùng thở dài thườn thượt, Mai Hoa ngả đầu vào vai chàng nũng nịu: Em thích thơ văn như các anh lắm đấy, cả mẹ em cũng thuộc câu này:
Gai đâm vào thịt thì đau
Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời.
Nghe nàng vô tư, hồn nhiên đọc câu tục ngữ truyền khẩu, người Hùng bỗng sởn gai gà. Anh như chết lặng, người vợ tương lai của mình đây ư?
Anh gì ơi, thịt mông em ngon lắm, làm một miếng đi. Em bán rẻ cho.
Không hiểu cô gái trêu đùa hay là giọng chợ búa nó vậy nhưng Hùng cũng ngượng chín mặt, cậu lẩm bẩm “Đúng là đồ..” rồi rẽ vội sang hàng cá.
Đỗ Đại học Quốc gia Hà Nội, làm sinh viên Văn khoa, Hùng đang mơ mộng lắm. Từ nhà quê ra Thủ đô học hành, nhìn mấy em chân dài chưng diện khiến Hùng mê mẩn. Tối đến Hùng khom người trên chiếc giường tầng để làm thơ tặng các nàng Kiều. Nhưng hỡi ôi... có cô còn bảo chàng: “Rõ là đồ hâm hấp, thơ với chả thẩn”, rồi leo lên xế hộp của gã giám đốc già phóng vèo đi.
Thất tình, hết tiền, Hùng cô đơn và chán ngán. May mà em hàng thịt - có cái tên mỹ miều là Mai Hoa đã si mê dáng vẻ thư sinh của Hùng. Nàng cho Hùng mua thịt chịu đến cuối tháng mới phải trả. Thỉnh thoảng nàng còn giúi vào tay chàng quả tim lợn nóng hổi..
Thoạt đầu, Hùng còn e ngại, sợ mình dính bả vật chất của tầng lớp hạ lưu. Dần dà, Hùng quen với việc Mai Hoa mời đến nhà bao ăn. Đúng là, tình yêu của người đàn ông thông qua cái dạ dày. Hùng chặc lưỡi “Ừ, nàng tuy bán thịt lợn nhưng còn xinh hơn hơn mấy em Ét vê đeo kính cận dày như đít chai”. Hùng yêu Hoa Mai như một sự hàm ơn. Cho nên con tim của chàng không phát tiết được những câu thơ có cánh để tặng nàng vào ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Hùng cố rặn ra thơ để chiều nàng thì cũng hóc, khó mà thi vị hóa cái nghề… dao pha
Cái gì đến sẽ rồi ắt đến. Mai Hoa đã cuồng nhiệt dâng hiến chàng thân thể nõn nà của nàng trong một nhà nghỉ ở Phùng Khoang. Lần đầu tiên trong đời Hùng được lột xác từ gã trai tân thành người đàn ông. Chàng sung sướng, mãn nguyện trong giây lát rồi trở về với thực tại. Rõ là nàng đã sành sỏi, không còn trinh trắng nữa. Bấc giác, Hùng lại nhớ đến câu triết lý của một nhà văn phương Tây theo chủ nghĩa hiện sinh: “Sau cơn giao hoan, mọi vật đều buồn.”.
Thấy Hùng thở dài thườn thượt, Mai Hoa ngả đầu vào vai chàng nũng nịu: Em thích thơ văn như các anh lắm đấy, cả mẹ em cũng thuộc câu này:
Gai đâm vào thịt thì đau
Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời.
Nghe nàng vô tư, hồn nhiên đọc câu tục ngữ truyền khẩu, người Hùng bỗng sởn gai gà. Anh như chết lặng, người vợ tương lai của mình đây ư?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét