Dù sử dụng hệ điều hành nào, nguồn mở hay đóng, giao diện đồ họa hay dòng lệnh, thì các ứng dụng có sẵn của chúng thường không đáp ứng được nhu cầu quá đa dạng của người dùng, nhất là trong việc kết nối mạng.
Chính vì thế, các công cụ mạng của các hãng phần mềm và các lập trình viên độc lập liên tục được phát triển để giải quyết vấn đề đó.
Sử dụng các tiện ích này, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc cấu hình, sửa lỗi và tối ưu hệ thống mạng của mình. LAN Helper là một bộ công cụ trong nhóm đó. Nó hỗ trợ người dùng mạng LAN xử lý rất nhiều tác vụ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp trong mạng nội bộ và Internet, mà không phải tốn quá nhiều công sức..
Bạn có thể tải bộ công cụ này tại đây .
Tìm thông tin về các máy tính trong mạng
Thao tác đầu tiên đối với người dùng bộ công cụ tiện ích mạng LAN Helper, sau khi tiến hành cài đặt, là quét tìm các máy tính đang có trong mạng nội bộ, để đưa nó vào danh sách xử lý. Dĩ nhiên là hệ thống mạng gia đình, hay công ty sẽ có thể thay đổi các thành viên trong đó bất kỳ lúc nào. Và bạn cũng sẽ phải thực hiện lại thao tác này nhiều lần nữa để tiến hành cập nhật lại bảng danh sách mới.
Để thực hiện thao tác này, bạn chọn menu Network – Scan LAN, hoặc bấm phím tắt Ctrl – L. Quá trình quét tìm tất cả các máy có trong mạng nội bộ sẽ được chương trình thực hiện. Sau khi hoàn tất, các máy tính tìm thấy sẽ hiện lên trong danh sách, với các thông tin chi tiết. Ngoài phần tên máy tính (Name), địa chỉ mạng (IP), địa chỉ vật lý (MAC) và trạng thái hoạt động (Status) của mỗi máy, bạn còn biết các máy tính đó nằm trong nhóm mạng nào (Workgroup), sử dụng hệ điều hành gì (OS), cũng như các phần chia sẻ (Share) công khai và ẩn của chúng.
Để giảm thời gian cho việc tìm và đưa các máy tính trong mạng vào danh sách, bạn có thể sử dụng tính năng quét theo nhóm mạng bằng menu Network – Scan Workgroup. Bạn sẽ được quyền quyết định chỉ tìm máy tính thuộc một hay một vài nhóm mạng trong danh sách Scan Workgroups mà thôi. Muốn chọn nhóm mạng nào, bạn bấm chuột vào hộp chọn bên trái nó. Mục All dưới cùng sẽ giúp bạn chọn tất cả. Chọn lựa xong, bạn bấm nút Start Scan để bắt đầu tiến trình.
Với mạng công ty sử dụng Domain để quản lý, thì bạn phải dùng menu Network – Domain Controller. Ba thông số phải nhập vào cửa sổ quản lý truy cập Domain là địa chỉ miền (Domain Controller), tên tài khoản được phép truy cập (Username) và mật khẩu của tài khoản đó (Password).
Phần địa chỉ miền bạn phải viết theo một trong các cách sau:
LDAP://DC=domain, DC=net
LDAP://www.domain.net
LDAP://192.168.1.2
LDAP://192.168.1.2/OU=ou1, DC=domain, DC=net
Bấm vào nút Scan khi bạn nhập đủ và chính xác các thông tin, để bắt đầu dò tìm.
Ba cách quét tìm trên đạt được tốc độ trong quá trình thực hiện, tuy nhiên, điểm yếu của chúng là thường hay để sót một số địa chỉ trong mạng, đặc biệt là các máy tính có cài tường lửa. Vì thế, nếu muốn chính xác, bạn cần dùng tính năng quét theo địa chỉ IP bằng menu Network – Scan IP, hay bấm tổ hợp phím tắt Ctrl – I.
Trong cửa sổ này, bên dưới phần IP Ranges, bạn nhập vào địa chỉ đầu vùng IP cần quét trong mục From, và địa chỉ cuối vùng trong mục To. Nếu không muốn nhập vùng địa chỉ, bạn chỉ việc bấm chọn mục C Class để chọn phần subnet mask 255.255.255.0 hay mục B Class để chọn phần subnet mask 255.255.0.0. Chương trình sẽ dựa vào địa chỉ hiện tại mà máy tính của bạn đang dùng trong mục Local IP, rồi đặt địa chỉ nhỏ nhất và lớn nhất của vùng vào hai mục From và To. Địa chỉ lớn nhất sẽ thay đổi, tùy theo bạn đã chọn C Class hay B Class trong bước trước đó.
Hai tham số Ping timeoute sẽ xác định thời gian mà chương trình phải chờ gói tin ping phản hồi. Còn tham số và Maximum threads for IP scanning thì cho biết số lượng gói tin kiểm tra được gửi đi cùng lúc. Trong trường hợp bạn còn sử dụng hệ điều hành Windows XP và chưa cài đặt bản Services Pack 1, giá trị Maximum threads for IP scanning phải được đặt bằng 1, nếu không sẽ gây ra lỗi.
Như đã nói ở trên, do sử dụng gói tin Ping để tìm kiếm máy tính trong mạng, nên nếu một máy tính nào đó có cài tường lửa hay phần mềm bảo mật, không phản hồi gói tin Ping của bạn, thì máy tính ấy sẽ không bao giờ được đưa vào danh sách quản lý. Để phát hiện ra các máy tính dạng đó, bạn cần đánh dấu chọn mục Skip ping. Cái giá phải trả cho tính năng này là tốc độ dò tìm sẽ chậm xuống rất nhiều. Kỹ thuật này còn giúp bạn phát hiện ra cả các Router ADSL trong hệ thống.
Truy cập vào máy tính và các phần chia sẻ trên mạng
Có nhiều cách để bạn dùng chương trình LAN Helper để truy cập vào các tài nguyên trong hệ thống mạng. Đầu tiên, để truy cập vào một máy tính trong danh sách, bạn bấm chọn nó, rồi sử dụng menu Network – Explore Computer. Trường hợp muốn truy cập bằng địa chỉ IP, thì bạn dùng menu Network – Access IP – Explore.
Một cách khác để sử dụng tính năng trên là bạn bấm phải chuột trên một máy tính trong danh sách và chọn các mục Explore tương ứng trên menu cảm ngữ cảnh. Trường hợp bạn chưa bao giờ truy cập vào máy tính đó trước đây, cửa sổ Enter Network Password sẽ bật lên để bạn nhập vào tên tài khoản và mật khẩu tương ứng.
Tương tự, để truy cập vào các phần chia sẻ trên máy tính mạng, bạn dùng menu Network – Explore Share rồi bấm vào một trong các thư mục chia sẻ do chương trình hiển thị. Sau khi chọn, cửa sổ Windows Explorer sẽ bật lên, để hiển thị thông tin trong phần chia sẻ ấy. Bạn cũng có thể sử dụng tính năng bấm phải chuột để chọn menu cảm ngữ cảnh giống như trên.
Còn để gán một phần chia sẻ thành một ổ đĩa mạng để dễ sử dụng về sau, bạn hãy dùng tính năng Network – Map Network Drive. Bấm chọn tên một phần chia sẻ bất kỳ, tính năng Map Network Drive sẽ hiện ra để bạn chọn tên ổ đĩa muốn dùng để gán trong mục Drive.
Để thực hiện thao tác này, bạn chọn menu Network – Scan LAN, hoặc bấm phím tắt Ctrl – L. Quá trình quét tìm tất cả các máy có trong mạng nội bộ sẽ được chương trình thực hiện. Sau khi hoàn tất, các máy tính tìm thấy sẽ hiện lên trong danh sách, với các thông tin chi tiết. Ngoài phần tên máy tính (Name), địa chỉ mạng (IP), địa chỉ vật lý (MAC) và trạng thái hoạt động (Status) của mỗi máy, bạn còn biết các máy tính đó nằm trong nhóm mạng nào (Workgroup), sử dụng hệ điều hành gì (OS), cũng như các phần chia sẻ (Share) công khai và ẩn của chúng.
Phần địa chỉ miền bạn phải viết theo một trong các cách sau:
LDAP://DC=domain, DC=net
LDAP://www.domain.net
LDAP://192.168.1.2
LDAP://192.168.1.2/OU=ou1, DC=domain, DC=net
Ba cách quét tìm trên đạt được tốc độ trong quá trình thực hiện, tuy nhiên, điểm yếu của chúng là thường hay để sót một số địa chỉ trong mạng, đặc biệt là các máy tính có cài tường lửa. Vì thế, nếu muốn chính xác, bạn cần dùng tính năng quét theo địa chỉ IP bằng menu Network – Scan IP, hay bấm tổ hợp phím tắt Ctrl – I.
Trong cửa sổ này, bên dưới phần IP Ranges, bạn nhập vào địa chỉ đầu vùng IP cần quét trong mục From, và địa chỉ cuối vùng trong mục To. Nếu không muốn nhập vùng địa chỉ, bạn chỉ việc bấm chọn mục C Class để chọn phần subnet mask 255.255.255.0 hay mục B Class để chọn phần subnet mask 255.255.0.0. Chương trình sẽ dựa vào địa chỉ hiện tại mà máy tính của bạn đang dùng trong mục Local IP, rồi đặt địa chỉ nhỏ nhất và lớn nhất của vùng vào hai mục From và To. Địa chỉ lớn nhất sẽ thay đổi, tùy theo bạn đã chọn C Class hay B Class trong bước trước đó.
Như đã nói ở trên, do sử dụng gói tin Ping để tìm kiếm máy tính trong mạng, nên nếu một máy tính nào đó có cài tường lửa hay phần mềm bảo mật, không phản hồi gói tin Ping của bạn, thì máy tính ấy sẽ không bao giờ được đưa vào danh sách quản lý. Để phát hiện ra các máy tính dạng đó, bạn cần đánh dấu chọn mục Skip ping. Cái giá phải trả cho tính năng này là tốc độ dò tìm sẽ chậm xuống rất nhiều. Kỹ thuật này còn giúp bạn phát hiện ra cả các Router ADSL trong hệ thống.
Có nhiều cách để bạn dùng chương trình LAN Helper để truy cập vào các tài nguyên trong hệ thống mạng. Đầu tiên, để truy cập vào một máy tính trong danh sách, bạn bấm chọn nó, rồi sử dụng menu Network – Explore Computer. Trường hợp muốn truy cập bằng địa chỉ IP, thì bạn dùng menu Network – Access IP – Explore.
Muốn dùng lại ổ đĩa mạng này trong những lần khởi động máy tính sau, bạn cần đánh dấu mục Reconnect at logon. Trường hợp muốn dùng một tài khoản khác với tài khoản đang đăng nhập hiện tại để gán ổ đĩa, bạn đánh dấu thêm mục Connect using different credentials. Lúc đó, bạn sẽ phải nhập vào tài khoản và mật khẩu cần sử dụng.
TUYẾT PHONG – THANH DUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét