Đóng cửa các chợ của người Việt để chặn ma túy?

Giám đốc Trung tâm phòng chống tội phạm ma túy Séc Jakub Frydrych trước những phàn nàn từ phía Đức đã cho rằng cần đóng cửa các chợ Việt Nam ở biên giới để hạn chế nạn buôn bán ma túy.

Phía Đức cho rằng luật Séc trừng phạt tội phạm ma túy quá nhẹ nhàng. “Chỉ tàng trữ một lượng nhỏ ma túy được coi là hành vi vi phạm, ngoài ra, tất cả các tội khác đều bị trừng phạt,“ Jakub Frydrych nhận định. Theo ông, vấn đề gia tăng tội phạm ma túy xuyên quốc gia Đức-Séc không phải vì luật Séc mà do mạng lưới chợ Việt Nam tồn tại ở các vùng giáp biên, nơi mà mọi hành vi phạm tội đều xảy ra, không chỉ riêng hoạt động bán ma túy.
Không quản lý được thì dẹp bỏ địa bàn tội phạm?
Ví dụ điển hình được giám đốc Trung tâm phòng chống tội phạm ma túy Séc đưa ra đó là kể từ đầu năm, cảnh sát đã bắt giữ 10 người bán hàng trong các chợ này. Tuy nhiên, việc họ sau đó có bị truy tố hay không, Jakub Frydrych cho rằng lại là một vấn đề khác.
“Khi tôi cáo buộc ai đó, không thể khẳng định ngay rằng anh ta bán ma túy,“ Frydrych cho biết. Theo ông, tất cả vụ việc kể trên đều phải được điều tra và chứng minh, mà lực lượng cảnh sát hiện giờ không đủ người để giải quyết việc này.
“Chúng tôi sẽ nhẹ gánh hơn rất nhiều nếu nơi mà diễn ra các vấn đề hình sự, có hàng nhái, biểu tượng phát-xít và những thức khác sẽ có sự can thiệp của tất cả các lực lượng bảo vệ mà nhà nước có được. Đó là Thanh tra thương mại, vệ sinh dịch tễ, cứu hỏa, phòng thương mại, cảnh sát ngoại kiều, ai cũng được. Nếu chúng ta nghiêm khắc bắt họ phải làm theo pháp luật thì những chợ này không thể tồn tại. Hiện nay, chúng xuất hiện ở vùng biên giới với số lượng lớn mà nhà nước đang dần mất đi sự kiểm soát tại đây,“ giám đốc giải thích.
Chợ của người Việt ở Cheb. Ảnh: E15.
Chợ của người Việt ở Cheb. Ảnh: E15.
Người Việt không sợ phạm tội lớn
Ngay từ những năm 90 khi pervitin mới xuất hiện, các con nghiện Séc đã tự nấu nó cho mình và bán cho khoảng 4 người Đức khác với số lượng nhỏ. Chỉ mới cách đây 3 năm, người Việt mới bắt đầu thâm nhập vào hoạt động này và dựng các lò nấu pervitin lớn, với sản lượng hàng cân pervitin cho mỗi lần giao hàng. Tại sao người Việt vẫn làm vậy kể cả khi biết rằng hình phạt cho nó là vào tù vài năm? Trả lời cho câu hỏi này, Frydrych nhận định rằng đó là khác biệt về văn hóa.
“Với họ, đó là làm ăn. Lời lãi là động lực. Hãy thử sống trong nền văn minh châu Á tại một Việt Nam nghèo khó xem. Ở đó, nếu dính dáng đến ma túy, họ sẽ chịu tử hình, gặp phải cảnh sát họ cũng bị đánh, khi bị tạm giữ, họ không có quyền gì. Sau đó họ đến châu Âu, nếu bị bắt, họ có quyền thuê luật sư, 6 giờ sau khi tạm giam họ được cho ăn, sống trong nhà tù có phòng vệ sinh riêng, có khi tại nhà họ ở Việt Nam cũng không được như vậy. Họ chỉ có nguy cơ mất đi tự do, nhưng lại sống ở một nơi hiện đại gấp hàng chục lần ở nhà. Họ chẳng có gì phải sợ hãi,“ giám đốc Trung tâm phòng chống ma túy quốc gia phân tích.
Ngoài các chợ trời, ma túy còn được bán trong các quầy bạc (herna) tại trung tâm Cheb. Theo một nhân viên của tổ chức phi chính phủ Kotec, những người tổ chức cứu giúp các con nghiện ở Cheb, nếu là người lạ đến các chợ trời, họ sẽ không mua được ma túy.
“Chúng tôi biết được từ những con nghiện rằng họ mua ma túy ở các quầy bạc. Nhiều nhất là ở Aš. Chỉ cần đến bar và để 200 korun ở đó là có ngay một liều,“ Hana Procházková từ tổ chức Kotec nói. Cảnh sát cũng biết về những điều này, tuy nhiên, nếu mặc thường phục đến đây, họ sẽ không có quyền thu nhặt tang chứng.
Theo Nghiêm Trang – vietinfo.eu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

nguoivietxaxu